300x250 AD TOP

Tìm kiếm Blog này

Hiển thị các bài đăng có nhãn Seo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Seo. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Tag:

Công cụ phân tích để Seo Google nhanh nhất !



Công cụ phân tích để Seo Google nhanh nhất !



Cách đưa từ khóa lên top google nhanh nhất - Seo từ khóa top 1 nhanh
Xem video1 :
https://www.youtube.com/watch?v=knlxaBwWxpc

Video 2: 
PageRank là gì? 
https://www.youtube.com/watch?v=tkVDbgtpjb0


Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Tag:

Tổng hợp các kênh Marketing cho Mobile App



Bài viết này nhằm tổng quát hóa các kênh quảng bá cho một Mobile App. Bài viết tập trung các kênh quảng cáo dựa trên smartphone và tablet. Ngoài ra là 1 vài nhà cung cấp để tham khảo.

1 – Cài đặt app tại các máy mới ở các cửa hàng điện thoại di động (Pre-install)
Đây là kênh khá mới trên thị trường và vẫn còn ít đơn vị có thể cung cấp được dịch vụ này. Có 2 loại cửa hàng di động:

Chuỗi cửa hàng lớn: Thế giới di động, Viễn Thông A, HnamMobile…Các cửa hàng di động tư nhân nhỏ lẻ.

Mỗi tháng hiện tại trên thị trường có khoảng 400.000 máy mới được bán ra, trong đó máy Android chiếm 81%. Đây thực sự là 1 kênh có độ phủ rất lớn và giúp App tiếp cận được những user hoàn toàn mới. Với chuỗi lớn thì sự kiểm soát nội dung app kĩ càng hơn do ảnh hưởng đến thương hiệu của họ. Tuy nhiên, lợi thế là số lượng điện thoại họ cung cấp trên thị trường chiếm tỉ lệ rất lớn và độ phủ cao. Với các cửa hàng nhỏ lẻ, họ chỉ quan tâm số tiền mà nhà cung cấp dịch vụ trả cho mỗi lần cài đặt app thành công. Tuy nhiên, số lượng cài đặt đem lại không cao. Yếu điểm của kênh này là lượng active user không cao và còn ít nhà cung cấp dịch vụ này.

Các đơn vi tham khảo:
Adflex/Mwork

2 – Ad Network trên Mobile
Trên thị trường hiện có rất nhiều Ad Network quốc tế và nội địa từ nhỏ đến lớn. Các hình thức chạy trên Ad Network bao gồm CPC, CPM và CPI. Trong đó, CPC và CPM không phổ biến trong quảng cáo Mobile App và CPI đang nổi lên như là 1 hình thức được khuyến khích sử dụng do giúp nhà quảng cáo tiết kiệm được chi phí và đem lại hiệu quả đo được. Giá CPI phụ thuộc rất nhiều yếu tố: dung lượng app, nội dung app, uy tín nhà sản xuất… Tuy nhiên, lượng active user chuyển đổi từ install sẽ đánh giá tốt nhất chất lượng của Ad Network. Do đó, nhà quảng cáo cần cân nhắc tính toán trước giá và tỉ lệ chuyển đổi install sang active users.
Một số nhà cung cấp CPC, CPM:
VserAKA DigitalCleverNetNova NetGoldsun FocusSosmartAdmicro
Một số nhà cung cấp CPI:
Adflex hiện chỉ có Android và iOs, Amobi có trên Window Phones, Android và iOs

3 – Facebook và Google
Đây là kênh quảng cáo thông dụng nhất dành cho Mobile App do độ phủ lớn và độ uy tín cao, khả năng target tốt. Giá cho 1 click tầm khoảng 300đ-1000đ. Với CPI, nếu chạy với số lượng nhỏ, giá chỉ tầm 4000-5000 đ. Tuy nhiên, với số lượng lớn (trên 1000 install/ngày), giá sẽ gấp 3-5 lần. Đó là điểm bất lợi của kênh này đặc biệt đối với các App có tham vọng và ngân sách cao.

4 – Local App store
Với sự phát triển bùng nổ về công nghệ, dường như Appstore và Google Play không còn là sự lựa chọn duy nhất cho người dùng Việt Nam mỗi khi muốn tìm kiếm các ứng dụng. Các kho ứng dụng Việt Nam mọc lên mà đi đầu là Appstore trong thời kì mà Jailbreak Iphone thịnh hành.
Các kho ứng dụng:
Appstore.vn (của Appota)
Vimarket.vn365
app.vn
Appsync.vn
Appcent.vn

5 – ASO (App Search Optimization)
Giống như SEO trong Google Search, ASO là tối ưu từ khóa để đưa Mobile App lên top Google Play hay App Store. ASO không chỉ dừng lại ở tăng thứ hạng hiện thị kết quả tìm kiếm của store, mà còn có một phần quan trọng hơn là thuyết phục khách hàng tiềm năng của bạn tải app về sau khi đã click vào nó do các kết quả tìm kiếm đầu tiên luôn được tin tưởng hơn.
Lợi thế ASO hiện nay là ít đối thủ và chưa có nhiều bên ứng dụng ASO trong Mobile App Marketing. Do đó, nhà quảng cáo nếu đi tiên phong sẽ có lợi thế rất lớn thu được traffic từ organic và tăng lượng download.
Hiện tại, chưa có 1 nhà cung cấp nào thực sự uy tín trên thị trường về dịch vụ ASO. Các nhân tài chủ yếu tập trung ở các công ty phân phối game lớn và tự học là chính.

6 – Affiliate
Đây là hình thức quảng cáo khá phổ biến dành cho các Game App. Nhà phân phối sẽ sử dụng mọi nguồn mà nó có để quảng cáo game đó như: forum, mạng xã hội, App store… nhằm thu được 1 phần doanh thu từ game đó, thường theo tỉ lệ 40/60 hoặc 50/50, sau đó các nhà phân phối sẽ chia sẻ phần doanh thu đó cho các affiliators. Với loại hình này, nhà quảng cáo sẽ tiết kiệm chi phí và công sức Marketing mà chỉ cần tập trung vào vận hành game. Tuy nhiên, tùy loại game và nội dung mà nhà phân phối chấp nhận phân phối game đó hay không.
Kết luận: Affiliate là cách thức phân phối chia sẻ doanh thu mà nhà phân phối sẽ chịu rủi ro nhiều.
Các nhà cung cấp:
Mwork/Sangame/Appota

6 – Phân phối qua các OTT
Đây thực sự là 1 kênh rất mới trên thị trường Việt nam. Các nhà quảng cáo đã đưa app của mình vào kết hợp với ứng dụng OTT như một giải pháp cho việc phân phối các app của mình. Các OTT dựa vào nền tảng số lượng user cực lớn của mình để phát tán Game App . Tuy nhiên, hiện tại các OTT vẫn đang loay hoay tăng lượng user và chưa thực sự biết tối ưu để phân phối app qua kênh này.
Các bên hiện đang triển khai:
Line/Zalo/Kakao Talks

7 – SMS BrandName
Hình thức gửi SMS thông thường từ các SMS BrandName, thường trong tin nhắn sẽ có 1 đường link đến App store như minh họa:
Các đơn vị cung cấp tham khảo:
VMG/Gapit/Việt Hưng Thái/vnPay
Kết luận: Mảng Mobile hiện còn khá mới ở Việt Nam mà hiện tại chưa có nhà cung cấp nào có khả năng cung cấp tất cả các kênh. Mỗi nhà cung cấp hiện tại có 1 thế mạnh riêng và có tiếng nhất là Appota, Mwork, Eway (với các sản phẩm Adflex, Sangame). Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất để chọn lựa nhà cung cấp là tập user mà họ đang có, nó sẽ quyết định thành hay bại Mobile app của bạn.